Phong Phi lập Hậu Kế_Hoàng_hậu

Trở thành Trắc Phúc tấn

Na Lạp thị nguyên xuất thân là Mãn Châu Tương Lam kỳ, tức [Kỳ phân Tá lĩnh] hay [Ngoại Bát kỳ], do đó theo lệ sẽ tham gia trong các đợt Bát kỳ tuyển tú, và trong đợt ấy bà đã được chọn làm Trắc Phúc tấn[Chú 4] của Bảo Thân vương Hoằng Lịch - chính là Càn Long Đế sau này.

Vào thời gian trước vì tư liệu khiếm khuyết, thời điểm Na Lạp thị được chỉ định không xác định rõ. Căn cứ vào tư liệu tuyển tú, năm Ung Chính thứ 5 (1727) tiến hành Bát kỳ tuyển tú, cùng với dựa theo thường quy suy tính ba năm một lần dưới triều Ung Chính, thì các mốc tuyển tú còn lại sẽ là: năm thứ 2 (1724), năm thứ 8 (1730) và năm thứ 11 (1733). Dựa theo bản thân Càn Long Đế về sau cũng từng nói: ["Tự Hoàng khảo khi ban làm Trắc thất phi của Trẫm, hơn 20 năm tới nay”], cộng thêm tính thời gian trong chỉ dụ vào năm Càn Long thứ 15 (1750), thì trước khi có tư liệu của Quất Huyền Nhã (橘玄雅), nhiều nhận định cho rằng Na Lạp thị lại ở đợt tuyển tú năm Ung Chính thứ 8 (1730) nhập Bảo Thân vương phủ (thực ra đó là Trọng Hoa cung trong Tử Cấm thành, chưa bao giờ được gọi là "Bảo Thân vương phủ", do Hoằng Lịch luôn ở trong cung). Tuy nhiên dựa theo cứ liệu trước mắt, Na Lạp thị ở năm Ung Chính thứ 12, mùa xuân, mới được chỉ định làm Trắc Phúc tấn cho Bảo Thân vương Hoằng Lịch.

Theo điều tra hồ sơ ban thưởng, thì vào tháng 5 năm Ung Chính thứ 12, cho thưởng cho cha của Na Lạp thị là Na Nhĩ Bố cùng chính thê vật phẩm. Sang ngày 29 tháng 10 (âm lịch) sang năm sau (1735), ban cho nhà Na Nhĩ Bố dinh trạch ở rộng 42 gian, từ tư liệu này biết được thì nguyên nhà của Na Nhĩ Bố ở phía Đông ven sông Hà Tạo. Trên thực tế, nhà Na Nhĩ Bố căn bản là trung đẳng Bát Kỳ, dòng dõi cao quý nhưng lại không thịnh vượng, gia tộc đã bắt đầu xuống dốc. Trước đó, một vị tỷ tỷ của Na Lạp thị được gả cho một Tông Thất vị Công tước, một đường chất nữ gả vào Trịnh Thân vương phủ, nhưng chung quy đối với gia tộc cũng không mang lại lợi ích gì lớn lao. Bởi vậy, có thể hình dung toàn bộ gia tộc đối với việc Na Lạp thị trở thành Trắc Phúc tấn của Hoằng Lịch đã ôm rất nhiều kỳ vọng. Cùng năm ấy (tức năm Ung Chính thứ 12), ngày 8 tháng 11 (âm lịch), Khâm Thiên giám quyết định là "ngày lành tháng tốt", cử hành lễ đưa Na Lạp thị vào Trọng Hoa cung. Năm ấy, Na Lạp thị chỉ vừa 16 tuổi. Thanh cung mãn sư Quất Huyền Nhã thuyết minh vào đời Thanh, lễ Trắc Phúc tấn cưới vào phủ của Thân vương, đều như lễ cưới Đích Phúc tấn của Quận vương, đấy là theo lệ thường, do đó khi Na Lạp thị năm ấy cưới cho Bảo Thân vương chính xác là dùng lễ Đích Phúc tấn của Quận vương. Ngoài ra còn một số vật phẩm cho cha mẹ bà, đều là theo lệ thường[3].

Trong các đợt Bát kỳ tuyển tú, Hoàng đế có thể chọn các tú nữ vừa mắt cho Hoàng tử - Thân vương, đó là một loại vinh dự vì do chính Hoàng đế ban hôn. Mà có thể tham dự Bát kỳ tuyển tú, thì chắc chắn xuất thân và gia thế không thể nào tồi, nên thông thường đều là Đích Phúc tấn, hoặc ít nhất cũng là Trắc Phúc tấn. Tuy chỉ là trắc thất, song địa vị Trắc Phúc tấn trong phủ đệ vương công cũng được xem là cao quý, có sắc phong, đãi ngộ và triều phục đều theo quy định của triều đình gần giống Đích Phúc tấn. Đây cũng là một trong các lý do Na Lạp thị được chọn làm Hoàng hậu về sau.

Sơ phong Nhàn phi

Năm Ung Chính thứ 13 (1735), ngày 23 tháng 8 (âm lịch), Thanh Thế Tông Ung Chính Đế băng hà. Ngày 3 tháng 9 (âm lịch) cùng năm, Bảo Thân vương Hoằng Lịch nối ngôi, sử gọi [Càn Long Đế]. Cùng ngày hôm ấy, dụ tôn Hi phi Nữu Hỗ Lộc thị làm Hoàng thái hậu, lập Đích phi Phú Sát thị làm Hoàng hậu.

Ngày 24 tháng 9 (âm lịch) cùng năm ấy, Càn Long Đế mới quyết định danh vị cho phi tần. Hoàng đế ra chỉ dụ tấn Trắc phi Na Lạp thị là Phi, tạm gọi [Na phi; 那妃]. Cùng ngày đó, có Trắc phi Cao thị được dụ tấn Quý phi, đứng đầu chúng tần phi và trên Na phi. Ngoài ra còn có Cách cách Tô thịCách cách Hoàng thị đều phong Tần, Cách cách Kim thị phong làm Quý nhân, còn Cách cách Hải thị cùng Cách cách Trần thị làm Thường tại[4].

Năm Càn Long thứ 2 (1737), ngày 4 tháng 12, lấy Hiệp bạn Đại học sĩ Lễ Bộ Thượng thư Tam Thái (三泰) làm Chính sứ, Nội các Học sĩ Đại Kỳ (岱奇) làm Phó sứ, tuyên chỉ sách phong Phi Na Lạp thị phong hiệu là Nhàn phi (娴妃)[5]. Theo Hồng xưng thông dụng (鴻稱通用) của Nội vụ phủ soạn thảo, “Nhàn” theo Mãn văn là 「Elehun」, ý là “Điềm nhiên”, “Thản nhiên”, “Điềm tĩnh”.

Sách văn viết:

朕惟教始宫闱。式重柔嘉之范。德昭珩佩。聿资翊赞之功。锡以纶言。光兹懿典。尔庶妃那拉氏、持躬淑慎。赋性安和。早着令仪。每恪恭而奉职勤修内则。恒谦顺以居心。兹仰承皇太后慈谕。以册印封尔为娴妃。尔其祗膺巽命。荷庆泽于方来。懋赞坤仪。衍鸿休于有永。钦哉。

.

Trẫm duy giáo thủy cung vi. Thức trọng nhu gia chi phạm. Đức chiêu hành bội. Duật tư dực tán chi công. Tích dĩ luân ngôn. Quang tư ý điển.

Nhĩ Thứ phi Na Lạp thị, trì cung thục thận. Phú tính an hòa. Tảo trứ lệnh nghi. Mỗi khác cung nhi phụng chức cần tu nội tắc. Hằng khiêm thuận dĩ cư tâm. Tư ngưỡng thừa Hoàng thái hậu từ dụ. Dĩ sách ấn phong nhĩ vi Nhàn phi.

Nhĩ kỳ chi ưng tốn mệnh. Hà khánh trạch vu phương lai. Mậu tán khôn nghi. Diễn hồng hưu vu hữu vĩnh. Khâm tai.

— Sách văn Nhàn phi Na Lạp thị

Tấn phong Quý phi

Năm Càn Long thứ 10 (1745), ngày 23 tháng 1 (âm lịch), Càn Long Đế ra chỉ dụ tấn phong Quý phi Cao thị làm Hoàng quý phi. Bên cạnh đó Hoàng đế cũng quyết định đại phong hậu cung, tấn phong Nhàn phi Na Lạp thị, Thuần phi Tô thị đều trở thành Quý phi, Du tần lên Phi, Ngụy Quý nhân lên Tần[6]. Nguyên văn lời dụ năm ấy:

Càn Long năm thứ mười. Ất sửu. Tháng giêng. Ất vị. Dụ, trẫm phụng Hoàng thái hậu ý chỉ. Quý phi sinh ra nơi vọng tộc, Tá trì hậu cung, hiếu kính tính thành, Ôn cung tố trứ, nay tấn phong Hoàng quý phi. Dĩ chương thục đức. Nhàn phi, Thuần phi, Du tần, Ngụy Quý nhân. Phụng thị cung đình, thận chuyên uyển thuận. Nhàn phi, Thuần phi tấn phong Quý phi, Du tần tấn phong Du phi, Ngụy Quý nhân tấn phong Lệnh tần. Dĩ chiêu dạ quyến. Khâm thử. Đặc biệt truyền dụ. Cai thuộc cấp ứng với điển lễ. Xét lệ cụ tấu.

Khoảng 2 ngày sau khi có chỉ dụ, Tuệ Hiền Hoàng quý phi Cao thị đã hoăng thệ, Nhàn Quý phi Na Lạp thị bấy giờ có phẩm vị cao nhất trong Hậu cung vì chỉ xếp sau Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Còn Tô thị tuy đồng vị Quý phi, có tư lịch lâu hơn và sinh hạ Hoàng tam tử Vĩnh Chương cùng Hoàng lục tử Vĩnh Dung, song Tô thị xuất thân thường dân, còn Na Lạp thị xuất thân Mãn Châu quý tộc, hơn nữa từ khi ở tiềm để thì Na Lạp thị đã là Trắc Phúc tấn còn Tô thị là Cách cách, do đó hiển nhiên rằng địa vị của Na Lạp thị cao quý hơn. Bên cạnh đó, Na Lạp thị khi được đề cập cùng Tô thị đều luôn được đứng trước trong các ghi chép, mà việc đứng trước hay sau trong các tài liệu cổ cực kì quan trọng và nghiêm ngặt[7]. Cùng năm vào tháng 2, ngày Giáp Dần, Càn Long Đế dụ trong Nghi trượng của Hoàng quý phi và Quý phi, một số bộ phận dùng màu [Kim hoàng sắc; 金黄色], như vậy thì về cơ bản Hoàng đế đã nâng Nhàn Quý phi cùng Thuần Quý phi có địa vị cao hơn rất nhiều nếu so với các vị Quý phi ở hai thời Khang HiUng Chính, hay thậm chí là so với Tuệ Hiền Hoàng quý phi vừa mất[8].

Ngày 17 tháng 11 (âm lịch) cùng năm, lấy Đại học sĩ Sử Di Trực (史貽直) làm Chính sứ, Lễ bộ Hữu thị lang Giác La Thặc Nhĩ Sâm (覺羅勒爾森) làm Phó sứ, sách phong Nhàn phi Na Lạp thị làm Nhàn Quý phi (嫻貴妃).

Sách văn viết:

朕惟化起璇闺。克佐肃雝之范。劳襄椒掖。聿彰淑慎之声。爰考彝章。式颁纶綍。咨尔娴妃那拉氏。性生婉顺。质赋柔嘉秉德罔愆。协珩璜之矩度。服勤有素。膺褕翟之光荣。兹仰承皇太后慈谕。以册宝封尔为贵妃。尔其益懋温恭。尚祗承夫休命。弥怀谦抑。庶永集乎繁禧。钦哉。

.

Trẫm duy hóa khởi toàn khuê. Khắc tá túc ung chi phạm. Lao tương tiêu dịch. Duật chương thục thận chi thanh. Viên khảo di chương. Thức ban luân phất.

Tư nhĩ Nhàn phi Na Lạp thị. Tính sinh uyển thuận. Chất phú nhu gia bỉnh đức võng khiên. Hiệp hành hoàng chi củ độ. Phục cần hữu tố. Ưng du địch chi quang vinh. Tư ngưỡng thừa Hoàng thái hậu từ dụ, dĩ sách bảo phong nhĩ vi Quý phi.

Nhĩ kỳ ích mậu ôn cung. Thượng chi thừa phu hưu mệnh. Di hoài khiêm ức. Thứ vĩnh tập hồ phồn hi. Khâm tai.

— Sách văn Nhàn Quý phi Na Lạp thị

Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự

Năm Càn Long thứ 13 (1748), ngày 11 tháng 3 (âm lịch), Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời, ngôi vị Hoàng hậu do đó để trống.

Ngày 1 tháng 7 (âm lịch) cùng năm ấy, chỉ khoảng 4 tháng sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu mất, Càn Long Đế ra một đạo chỉ dụ dẫn một phần ý chỉ của Sùng Khánh Hoàng thái hậu, tuyên bố hậu cung không thể vô chủ, mà Nhàn Quý phi đoan trang huệ hạ, rất xứng kế vị, nhưng niệm đi tình cảm với Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, nên khảo trước tiền lệ triều Minh cùng lễ sách lập Đổng Ngạc phi thời Thuận Trị, trước tiên tấn phong Nhàn Quý phi Na Lạp thị lên Hoàng quý phi. Trong đạo chỉ dụ, Càn Long Đế còn tuyên bố sau 27 tháng mãn tang Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, sẽ lập Hoàng quý phi Na Lạp thị làm Hoàng hậu, kế nhiệm Trung cung một cách chính thống[9].

Thực tế, trước đó vào ngày 21 tháng 4 (âm lịch), tức chỉ vừa 1 tháng sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời, đã xuất hiện ghi chép từ Nội vụ phủ đề cập đến [Hoàng quý phi cùng các tần phi đến Tĩnh An trang Tấn cung], được công bố trong tập hồ sơ đã xuất bản Thanh đại Ung Hòa cung đương án sử liệu (清代雍和宫档案史料)[10]. Đoạn hồ sơ nói đến việc Càn Long Đế đến đích thân tưới rượu lễ cho Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu, và Hoàng quý phi Na Lạp thị được các Thái giám lĩnh sự và Thái giám ở Ung Hòa cung, Dực Khôn cung, Vĩnh Thọ cung cùng Trữ Tú cung tháp tùng. Như vậy có thể thấy, Na Lạp thị chỉ trong vòng 1 tháng sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu qua đời đã được dụ tấn phong làm Hoàng quý phi, thủ lĩnh chúng tần phi xử lý tang nghi của Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu. Chỉ là chưa công bố chính thức do gặp đại tang. Bên cạnh đó, Thể Thuận đường - Đông Nhĩ phòng của Dưỡng Tâm điện là nơi dùng để cho thị tẩm Hoàng hậu, sau khi Hiếu Hiền Thuần Hoàng hậu vừa qua đời nửa tháng, thì đã ghi nhận việc sửa sang Đông Nhĩ phòng và cho đón Na Lạp thị từ Tây Nhĩ phòng vào.

Tước vị [Hoàng quý phi] mà Na Lạp thị hưởng hoàn toàn không giống bình thường, bởi vì đãi ngộ cùng đặc ân hưởng của Na Lạp thị đều án theo mọi nghi lễ của Hoàng hậu, cũng có thể thống lĩnh lục cung với tư cách của Hoàng hậu[Chú 5], Càn Long Đế đặc biệt gọi đấy là Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự (皇貴妃攝六宮事).

Đoạn đặc dụ ấy có nội dung:

朕躬揽万几。勤劳宵旰。宫闱内政。全资孝贤皇后综理。皇后上侍圣母皇太后。承欢朝夕。纯孝性成。而治事精详。轻重得体。自妃嫔以至宫人。无不奉法感恩。心悦诚服。十余年来。朕之得以专心国事。有余暇以从容册府者。皇后之助也。兹奉皇太后懿旨。皇后母仪天下。犹天地之相成。日月之继照。皇帝春秋鼎盛。内治需人。娴贵妃那拉氏、系皇考向日所赐侧室妃。人亦端庄惠下。应效法圣祖成规。即以娴贵妃那拉氏继体坤宁。予心乃慰。即皇帝心有不忍。亦应于皇帝四十岁大庆之先。时已过二十七月之期矣。举行吉礼。佳儿佳妇。行礼慈宁。始惬予怀也。钦此。朕以二十余年伉俪之情。恩深谊挚。遽行册立。于心实所不忍。即过二十七月。于心犹以为速。但思皇后大事。上轸圣母怀思。久而弥笃。岁时令节。以及定省温凊。朕虽率诸妃嫔、及诸孙、问安左右。而中宫虚位。必有顾之而怆然者。固宜亟承慈命。以慰圣心。且嫔嫱内侍。掖庭之奉职待理者甚众。不可散而无统。至王妃命妇等、皆有应行典礼。允旷不举。亦于礼制未协。册立既不忍举行。可姑从权制。考之明太祖淑妃李氏宁妃郭氏、相继摄六宫事。国朝顺治十三年、册立皇贵妃。皇曾祖世祖章皇帝升殿命使翼日颁诏天下。典至崇重。今应仿效前规。册命娴贵妃那拉氏为皇贵妃。摄六宫事。于以整肃壸仪。上奉圣母。襄助朕躬。端模范而迓休祥。顺成内治。有厚望焉。所有应行典礼。大学士会同礼部、内务府、详议具奏。寻议、恭查皇贵妃册封大典。王妃命妇行礼。已有成例。惟贵妃行礼之处。外廷无案可稽。但皇贵妃摄行六宫事。二十七月后即正位中宫。既统理内政。体制自宜尊崇。贵妃亦应一体行礼。所有册封礼仪应前期一日。遣官祭告太庙。奉先殿告祭礼。上亲诣举行。届期设卤簿仪仗、中和韶乐。上御太和殿阅册宝。大学士等、捧节授持节使。持节使随册宝亭、至景运门授内监。皇贵妃具礼服恭迎。宣受如仪。次日上率王以下文武官员、诣皇太后宫行礼。礼毕。皇贵妃率贵妃以下、公主、王妃、命妇、行礼。上御太和殿受贺。颁诏天下。嗣后遇三大节。及庆贺大典。三品以上大臣官员、进笺庆贺。及每岁行亲蚕礼。应照例举行。得旨、依议册封典礼。著于明年三月后举行。其亲蚕礼。俟正位中宫后。该部照例奏请。

.

Trẫm cung nhiều việc. Cần lao thức khuya dậy sớm. Cung đình nội chính, đều cậy Hiếu Hiền hoàng hậu tổng lý. Khi ấy, Hoàng hậu thượng hầu Thánh Mẫu Hoàng thái hậu, thừa hoan sớm chiều. Thuần hiếu tính thành, mà trị sự nội cung đều tinh tường, trách phạt nặng nhẹ đều khéo léo. Từ phi tần đến cung nhân, đều bị phụng hóa cảm ân, vui lòng phục tùng. Mười năm hơn đến nay, Trẫm có thể chuyên tâm quốc sự, đến nỗi có thời gian rảnh mà thong dong, cũng là nhờ vào công lao của Hoàng hậu.

Phụng Hoàng thái hậu ý chỉ. Hoàng hậu chính vị mẫu nghi thiên hạ, là căn bản của nhật-nguyệt, là căn cơ của thiên địa. Hoàng đế tuổi xuân đang độ, nội trị cần người phụ giúp. Nhàn Quý phi Na Lạp thị, là Trắc thất phi mà Hoàng khảo ban tặng khi xưa. Nàng rất đoan trang huệ hạ, nay ứng làm theo quy tắc của Thánh Tổ Nhân Hoàng đế, lấy Nhàn Quý phi Na Lạp thị kế vị Khôn Ninh cung, cũng để an ủi trong lòng Hoàng đế. Nên lập trước quốc khánh bốn mươi tuổi, sau đó qua 27 tháng để tang (Hiếu Hiền hoàng hậu) rồi thì làm cát lễ. Thuận theo lẽ thường[Chú 6], hành lễ Từ Ninh cung, trước như thể để vỗ về. Khâm thử.

Trẫm lấy tình cảm hơn hai mươi năm (với Hiếu Hiền hoàng hậu), đã rất nồng hậu sâu sắc. Nay tính việc nhanh định sách lập[Chú 7], thì trong thâm tâm Trẫm vẫn không nỡ, cho dù qua 27 tháng đi nữa, lòng Trẫm còn thấy là quá nhanh[Chú 8]. Nhưng xét đến đại sự của Hoàng hậu, trên cẩn nghe tâm tư của Thánh mẫu, thời gian đằng đẵng[Chú 9], năm tháng lãng trôi[Chú 10], mà thiếu người cung phụng[Chú 11]. Mấy nay Trẫm suất lĩnh chư Tần phi cùng Vương công, mà chính vị Trung cung còn trống, tất sẽ có người bi thương vẫn cố. Do vậy phụng Từ mệnh, để an ủi Thánh tâm. Hơn nữa, chúng Tần tường trong Dịch đình cũng cần có người chủ trì đại sự, đến Vương phi mệnh phụ cũng có điển lễ nhất định. Nếu giờ vẫn còn chần chừ, thì lễ chế không định. Tuy không nỡ cử hành đại lễ, nhưng nên theo quyền chế để lập pháp độ. Nay Trẫm cho khảo điển cố của Thục phi Lý thị và Ninh phi Quách thị của Minh Thái Tổ, hai vị đều lần lượt Nhiếp lục cung sự. Quốc triều ta năm Thuận Trị thứ 13, cử hành việc sách lập Hoàng quý phi, Hoàng tằng tổ Thế Tổ Chương Hoàng đế thăng điện ra mệnh ban chiếu thiên hạ. Điển chí sùng trọng.

Đến nay chiếu theo lệ cũ. Sách mệnh Nhàn Quý phi Na Lạp thị làm Hoàng quý phi, Nhiếp chính mọi việc của lục cung. Nàng hãy chỉnh túc khổn nghi. Thượng phụng Thánh Mẫu. Tương trợ trẫm cung. Đoan mẫu mực mà nhạ hưu tường, thuận thành nội trị, để chốn cung vi có người kỳ vọng.

Xét nên nhận điển lễ đáng có. Đại học sĩ sẽ cùng Lễ Bộ, Nội vụ phủ tường nghị, cùng tra mà thiết lập đại điển sắc phong cho Hoàng quý phi. Vương phi mệnh phụ hành lễ, đã thành công lệ. Duy chỗ Quý phi hành lễ, là chưa từng có tiền lệ, thế nhưng Hoàng quý phi nhận mệnh mà thừa hành quản lý Lục cung, sau 27 tháng tất sẽ kế vị Trung Cung. Thế là Hoàng quý phi đã có chính danh thống lý nội chính, thể chế do vậy cũng nên tôn sùng, Quý phi cũng nên nhất thể hành lễ.

Trước một ngày sắc phong, khiển quan tế cáo Thái Miếu, Phụng Tiên điện để tế cáo nghi thức tế lễ. Thượng thân nghệ cử hành[Chú 12]. Rồi thiết nghi thức cùng Lỗ bộ, nhạc Trung Hòa Thiều[Chú 13]. Hoàng thượng sẽ ngự Thái Hòa điện duyệt sách bảo, các Đại học sĩ sẽ chờ cầm sách và cờ Tiết tuyên sách. Sứ giả cầm tiết sẽ đem Sách bảo đình đến Cảnh Vận môn đưa cho quan Nội giám. Hoàng quý phi mặc Lễ phục nghênh đón, làm lễ tuyên đọc sách văn như cựu chế. Ngày hôm sau, Hoàng thượng suất lĩnh Thân vương cùng quan viên đến trước Hoàng thái hậu hành lễ, còn Hoàng quý phi dẫn Quý phi, cung tần cùng Công chúa và Mệnh phụ cũng theo lễ đến bái lạy.

Sau đó, Hoàng thượng đến Thái Hòa điện chịu lễ khánh hạ bái lạy, ban chiếu cáo thiên hạ. Về sau các dịp Tam đại tiết, cùng đại điển ăn mừng thì Quan viên nội ngoại trở lên đều tiến Tiên[Chú 14] để chúc mừng (cho Hoàng quý phi). Còn như Thân tàm lễ hằng năm, đều như lệ cũ cử hành.

Đắc chỉ (Hoàng đế phê chuẩn): Sách phong đại điển, sau tháng 3 năm sau tiến hành. Thân tàm lễ, đợi sau khi chính vị Trung cung. Còn lại ứng theo mà làm.

— Tuyên cáo Hoàng quý phi nhiếp lục cung sự đại điển lễ

Ngày 5 tháng 4 sang năm (1749), lấy Đại học sĩ Lai Bảo (來保) làm Chính sứ, Lễ bộ Thượng thư Hải Vọng (海望) làm Phó sứ, chính thức tiến hành đại lễ sắc phong Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự. Ngày 8 tháng 4, dâng thêm huy hiệu cho Sùng Khánh Từ Tuyên Hoàng thái hậu, thêm hai chữ [Khang Huệ; 康惠][11]. Chiếu cáo thiên hạ[12].

Sách văn rằng:

朕惟基化必资于内治。宫庭之模范当崇。从宜适协于成规。名位之优隆惟允。稽徽章而具在。重慈命之钦承。咨尔娴贵妃那拉氏、早毓名门。素娴内则。赐从潜邸。久昭婉顺之仪。晋锡荣封。克佐肃雍之化。端庄表度。锵雅韵于珩璜。恪谨持躬。着芳规于翟舀。兹以坤宁之虚位。屡烦圣母之萦怀。选继体于后宫。时加注意。命嗣音于椒殿。每切谕言。朕曲体圣衷。追踪家法。虽母仪俪极。事有待于将来。而阃职总持。典宜隆于此日。恭奉皇太后慈命。以册宝封尔为皇贵妃摄六宫事。尔其只承懿训。益懋壸仪。奉长乐之春晖。勖夏凊冬温之节。统掖庭之内政。赞宵衣旰食之勤。端令范以率先。顺成是望。迓鸿庥而受祉。福履方绥。敬绍前徽。用光显命。钦哉。

...

Trẫm duy cơ hóa tất tư vu nội trị. Cung đình chi mô phạm đương sùng. Tòng nghi thích hiệp vu thành quy. Danh vị chi ưu long duy duẫn. Kê huy chương nhi cụ tại. Trọng từ mệnh chi khâm thừa.

Tư nhĩ Nhàn Quý phi Na Lạp thị, tảo dục danh môn. Tố nhàn nội tắc. Tứ tòng tiềm để. Cửu chiêu uyển thuận chi nghi. Tấn tích vinh phong. Khắc tá túc ung chi hóa. Đoan trang biểu độ. Thương nhã vận vu hành hoàng. Khác cẩn trì cung. Trứ phương quy vu địch yểu. Tư dĩ khôn ninh chi hư vị. Lũ phiền Thánh mẫu chi oanh hoài. Tuyển kế thể vu hậu cung. Thời gia chú ý. Mệnh tự âm vu tiêu điện. Mỗi thiết dụ ngôn. Trẫm khúc thể thánh trung. Truy tung gia pháp. Tuy mẫu nghi lệ cực. Sự hữu đãi vu tương lai. Nhi khổn chức tổng trì. Điển nghi long vu thử nhật.

Cung phụng Hoàng thái hậu từ mệnh, dĩ sách bảo phong nhĩ vi Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự.

Nhĩ kỳ chỉ thừa ý huấn. Ích mậu khổn nghi. Phụng trường nhạc chi xuân huy. Úc hạ sảnh đông ôn chi tiết. Thống dịch đình chi nội chính. Tán tiêu y cán thực chi cần. Đoan lệnh phạm dĩ suất tiên. Thuận thành thị vọng. Nhạ hồng hưu nhi thụ chỉ. Phúc lí phương tuy. Kính thiệu tiền huy. Dụng quang hiển mệnh. Khâm tai.

— Sách văn Càn Long Đế tấn phong Nhàn Quý phi làm Hoàng quý phi nhiếp lục cung sự

Theo ghi chép lại, lễ sách phong của Hoàng quý phi Na Lạp thị không giống Hoàng quý phi bình thường, mà đều tương đồng với Hoàng hậu như cử hành chiếu cáo thiên hạ việc sách lập Hoàng quý phi[13], khiển quan viên tế cáo Thái Miếu, Phụng Tiên điện cùng Viên khâu, Phương trạchXã tắc[14]. Cùng năm đó, Gia phi Kim thị được lên Quý phi, các phi tần khác như Lệnh tần Ngụy thị, Thư tần Diệp Hách Na Lạp thịQuý nhân Trần thị cũng đều thăng lên 1 cấp, nhưng lễ tế cáo Thái Miếu Hậu điện cùng Phụng Tiên điện của các phi tần kia đều được cử hành khác ngày, còn lễ của Hoàng quý phi Na Lạp thị lại riêng hẳn 1 ngày. Đây là một đại lễ rất đáng chú ý, bởi vì nhà Thanh khi sắc phong phi tần tập thể như vậy, đều cử hành tế cáo chung 1 ngày, chỉ duy có Hoàng hậu là sẽ dùng lễ khác riêng biệt mà thôi, hơn nữa Na Lạp thị là tế cáo ở Thái Miếu chứ không phải Thái Miếu hậu điện, rất khác các phi tần khác. Điều này cho thấy địa vị rất đặc biệt của Na Lạp thị, tất cả đều ngang với Trung cung[15]. Tuy nhiên, sách Thanh thực lục thời Càn Long ghi các lễ này khác hẳn, Na Lạp thị cùng 4 vị tần phi đều cùng 1 ngày cử hành khiển quan tế cáo Thái Miếu hậu điện, đây có lẽ là do ghi chép thiếu sót triều Gia Khánh Đế, vì Thanh thực lục thời Càn Long chỉ bắt đầu soạn từ đời vị Hoàng đế này[Chú 15], còn những ghi nhận kia có từ Hoàng triều Văn hiến thông khảo (皇朝文献通考), được soạn từ thời Càn Long.

Ngoài ra, căn cứ Khâm định Đại Thanh hội điển tắc lệ (钦定大清会典则例) hoàn thành vào năm Càn Long thứ 29 (1764), khi phong Na Lạp thị làm [Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự], Càn Long Đế đã dùng chữ [Sách lập; 册立] dành cho Hoàng hậu, thay vì [Sách phong; 册封] dành cho một phi tần, các sách về sau mới dần sửa thành "Sách phong", như sách văn phía trên là được ghi theo Hội điển được soạn vào thời Gia Khánh[16]. Theo điển chế nhà Thanh, Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự Na Lạp thị là vị Hoàng quý phi đầu tiên được dùng màu [Minh hoàng sắc; 明黄色] - loại màu vàng tươi sáng mà trước đó chỉ được dùng bởi Hoàng thái hậu, Hoàng đế cùng Hoàng hậu. Từ đó về sau, việc Hoàng quý phi triều Thanh có phẩm phục mang màu vàng này mới thành điển lệ.

Bên cạnh những đãi ngộ đặc thù trên, Hoàng quý phi Na Lạp thị còn được hưởng hành lễ và biểu dâng. Ngày hôm sách lập Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự còn cử hành lễ ăn mừng dâng tôn hiệu cho Sùng Khánh Hoàng thái hậu, Hoàng đế nhân dịp sách lập Na Lạp thị mà chiếu cáo thiên hạ, trong chiếu thư có 18 hạng mục lớn nhỏ. Bên cạnh đó ông còn khiển quan tế cáo Sông, Núi cùng Thần linh và Lịch đại đế vương trong các thần miếu[17][18]. Buổi lễ sách lập tổ chức theo quy mô lập Hậu, do đó có đại lễ khánh hạ, triệu tập Tần phi cùng Công chúa, Phúc tấn và Cáo mệnh phu nhân trật Tam phẩm trở lên đều vào Giao Thái điện hướng đến trước Na Lạp thị tiến hành đại lễ bái lạy được gọi là [Lục túc tam quỳ tam bái; 六肃三跪三叩禮] - một loại hành lễ mà mệnh phụ chỉ dùng khi chúc mừng Hoàng thái hậu và Hoàng hậu. Còn các Vương công đại thần, Văn võ bá quan mặc áo Mãng bào chúc mừng tại Thái Hòa điện[19].

Trước đó, Đổng Ngạc phi cùng Hiếu Ý Nhân Hoàng hậu là hai vị duy nhất từng được làm lễ phong Hoàng quý phi, nhưng Na Lạp thị là người duy nhất có lễ tấn phong không khác gì lễ lập Hậu trong nhà Thanh, trước đó và cả về sau. Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu cũng từng là [Hoàng quý phi Nhiếp lục cung sự], nhưng đại lễ sắc phong và việc chiếu cáo thiên hạ của Hiếu Toàn Thành Hoàng hậu đều gộp chung khi tổ chức sách lập Hoàng hậu.